• Awesome Blogging Theme!
  • Active Yoga Class

Đá Huyền Không


Giai thoại kể rằng có lần Quan Vũ và Trương Phi đang ngồi đánh cờ dưới chân một ngọn núi bỗng có tảng đá to lăn từ trên đỉnh xuống. Để khỏi làm bận tâm Nhị ca đang suy tính nước đi, Trương Phi lấy một con cờ dùng nội công búng lên trúng tảng đá để chặn nó lại. Chưởng lực quá mạnh khiến viên đá đứng yên trên sườn núi. Viên đá hiện vẫn còn ở Trung Quốc và dân gian đặt tên là Đá Huyền Không.


Huyền Không là lửng lơ, là treo trên không. Đó cũng là tâm thức phiêu bồng mà Đá đang hướng tới. Phiêu bồng để buông bỏ bớt cho tâm nhẹ đi, diệt bớt bản ngã cho lòng thanh thản.


Vì không có sẵn một viên đá cảnh nào ngoạn mục như thế nên Đá tìm một tảng đá hình núi, có hốc phía trên. Giữa hốc Đá đặt một viên đá trắng để nó cũng được lửng lơ, phiêu bồng.



read more →

Xin nước mắt nàng cho tháp nghiêng

Một miền cỏ lạ chưa biết tên
Thướt tha vũ nữ sắc y xiêm
Đưa lối anh về ngang tháp nắng
Xin nước mắt nàng cho tháp nghiêng







read more →

Ngũ Hành Sơn ( Five-peaked Mountain)

Trong truyện Tây Du Ký, sau khi thua cuộc Tề Thiên bị Phật Tổ lật bàn tay biến thành năm quả núi: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, gọi là núi Ngũ hành, nhẹ nhàng đè chặt Đại Thánh xuống dưới.



Bàn tay vốn có năm ngón dài ngắn không đều. Theo thuật đoán số mệnh qua bàn tay, người ta cho rằng trong bàn tay có đủ cả ngũ hành: ngón cái là Kim; ngón trỏ là Mộc; ngón út là Thủy; ngón vô danh là Hỏa; ngón giữa là thổ. [Thông thường, khi cưới vợ lấy chồng, người ta đeo nhẫn vàng ở ngón vô danh (ngón áp út), phải chăng ngụ ý muốn lấy lửa (Hỏa) để thử “tuổi” vàng, để coi hôn nhân có bền được cùng năm tháng hay không?]

Mượn hình tượng bàn tay năm ngón ứng với ngũ hành để từ đó chuyển sang hình tượng ngọn núi Ngũ Hành nhốt Tề Thiên, trong việc này có chứa huyền nghĩa.

Theo Phật giáo, thân con người vốn do năm yếu tố cấu tạo thành, gọi là Ngũ đại, gồm có đất, nước, gió, lửa, và hư không. Mỗi người đều có ngũ căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân). Mỗi căn đều có một ý thích riêng, do đó con người có ngũ tình: mắt thích xem cái đẹp, hấp dẫn, khêu gợi; tai thích nghe cái êm dịu, du dương, thích nghe nịnh hơn là lời nói phải; mũi thích hít mùi thơm ngon; lưỡi thích nếm thích ăn những gì hợp khẩu vị; thân lại thích sự hưởng thụ sung sướng an nhàn, v.v... Do có ngũ căn mà con người có năm thứ ham muốn (ngũ dục); những thứ đó cứ đè chặt tâm linh, tinh thần con người, rất khó gỡ ra. Do đó, con người dễ xuôi theo cái xấu cái ác mà khó vươn lên cái đẹp cái thiện.

Theo Nho giáo và Lão giáo, con người do sự phối hợp của âm dương, của năm yếu tố Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ (ngũ hành) tạo nên. Sách Lễ ký miêu tả “thành phần cơ cấu” con người như sau: “Nhân giả, kỳ thiên địa chi đức, âm dương chi giao, quỷ thần chi hội, ngũ hành chi tú khí.” (Người là cái đức của trời đất, nơi gặp gỡ của âm dương, nơi tụ hội của thần minh, là tinh hoa tốt đẹp của ngũ hành hiệp lại.) Chính vì vậy, luôn luôn có sự liên hệ giữa thân xác và ngũ hành, chẳng hạn như biểu sau đây:

Ngũ hành:     Kim     Mộc     Thủy     Hỏa     Thổ
Ngũ tạng:     phổi     gan     thận     tim     dạ dày
                     (phế)     (can)     (thận)     (tâm)     (tì)

Đông y xây dựng lý thuyết cũng căn cứ trên ngũ hành âm dương. Thuật luyện nội đan (thiền) của Lão giáo và Cao đài cũng vận dụng sự tương quan âm dương, ngũ hành với thân xác.

Núi Ngũ Hành là bàn tay hóa ra, bàn tay là một phần của thân xác, vậy núi Ngũ Hành chính là cách ám chỉ thân xác con người. Tề Thiên vốn dĩ thần thông mà chịu bị nhốt trong núi Ngũ Hành. Điều đó có nghĩa  rằng: khi còn mang xác phàm nặng nề trọng trược thì chưa thể khai phóng cho phần thần diệu linh thiêng trong tự thân nội thể con người hiển lộ.

Muốn đạt được thần thông, tự do khai phóng, Tề Thiên bắt buộc phải cởi bỏ xong xác phàm để không còn nằm trong vòng sinh diệt nữa. Muốn đạt được cảnh giới đó chỉ có đi theo con đường tu Phật. Do vậy chỉ có Tam Tạng (đại diện cho Phật đạo)  mới giải thoát được Tề Thiên khỏi (núi) Ngũ Hành.

Hiểu được ý nghĩa đó, làm thử một cụm núi Ngũ Hành thu nhỏ để tự nhắc nhở rằng xác thân mình cũng chỉ là phàm trược mà thấy lẽ vô thường của kiếp người.


read more →

Đá tán cây




Đọc bài tại: http://dacanhlongkhanh.multiply.com/journal/item/55
read more →

Đá làm chậu hoa

Trước giờ mình hay tìm ý nghĩa của đá cảnh qua những hình tướng thật kì vĩ đầy ý nghĩa như núi non, rồng, hổ, thánh nhân… Nhưng hôm nay có dịp đến nhà một ông thầy thuốc Nam cũng ở Long Khánh mình đã được mở rộng tầm mắt bằng một cách chơi đá cảnh rất đơn giản, đó là một viên đá dùng làm chậu hoa.



Việc chơi đá của mình chủ yếu qua những viên đá có thế Tung (đứng). Nhưng viên đá ở đây theo thế Hoành (ngang).  Một viên đá dẹp hõm ở giữa, viền xung quanh cũng cuộn nhấp nhô. Ở giữa hõm được chủ nhân đắp đất và trồng một cây trúc bonsai, bề mặt đất được phủ bởi những nhánh hoa Mười Giờ và vài cây cỏ bèo. Đơn giản vậy mà thấy hay hay.



Giờ hiểu thêm việc chơi đá không chỉ thể hiện ở ý nghĩa mà còn ở công dụng của đá.


Font Face

read more →

Đá chữ Ngã




Đọc bài tại: http://dacanhlongkhanh.multiply.com/journal/item/54
read more →

Triết lý Tán cây

 “Hãy trồng một cái cây. Sẽ có ngày con hái quả. Nếu không có quả thì ít ra con cũng được hưởng chút bóng mát”



Đó là lời khuyên của một bà lão bán quán nước mía ven đường khi một lần nọ trên hành trình lãng du gã ghé vào nghỉ chân. Lúc đó tâm gã còn rất động, mông lung, mâu thuẫn bởi mớ kiến thức vừa rời ghế trường đại học nên gã chỉ nhớ lấy chứ không kịp hiểu. Nhưng chục năm sau lời nói đó đã trở thành một triết lý sống mà gã tự đặt tên là Triết lý Tán cây.

Dĩ nhiên ý bà lão muốn nói đến những thứ sâu xa cao cả hơn là chuyện cây, quả và bóng mát. Ý bà muốn nói đến việc hỉ xả, từ thiện, làm việc phước.

Theo quan niệm Phật giáo, con người không chỉ sống một lần mà trải qua vô lượng kiếp luân hồi. Mỗi lời nói, hành động, ý nghĩ của mỗi người đều tạo nên một Nghiệp (karma) cho người ấy. Tùy theo nghiệp lành hay dữ ở vô lượng kiếp trước mà kiếp này ta gặp phước hay họa. Muốn tạm lánh nghiệp dữ cũng như tạo phước cho kiếp sau ta nên phát tâm giúp người trong khả năng của mình. Việc này cũng như trồng cây lành. Có thể kiếp này ta chưa trả được nghiệp nhưng hậu quả cũng nhẹ nhàng bớt, giống như không được hái quả nhưng cũng có chút bóng mát.

Triết lý Tán cây của gã là vậy. Làm được việc gì tốt cho người khác trong khả năng là gã sẽ làm.

Và một viên đá dáng tán cây cũng là thông điệp mà gã muốn gửi đến mọi người.

("Tán cây này cũng rất nặng, gã cùng một thanh niên nữa dùng cây đòn gánh mới đưa từ trên núi xuống nổi)

read more →