Hôm qua trời nóng, tối lại có mưa nhưng khí trời vẫn còn nóng ấm. Sáng nay thấy nhiều người đi tìm nấm mối. Đi ngang chợ cũng nghe chủ đề nấm mối. Mình đi vườn về cũng có người hỏi: “Có tìm được nấm mối không?”
“Tìm nấm”, từ này mấy chục năm nay ở xứ Đông Nam Bộ này nghe hoài. Cứ tới đầu mùa mưa lại nghe. Nhưng năm nay mình lại thấy khác, bởi vì mình so sánh và chiêm nghiệm thêm: Tìm nấm và tìm đá có gì giống nhau và khác nhau?
Nhưng trước hết, để so sánh hai thứ “trời cho” này có lẽ phải nói đến chữ Duyên.
Trong đạo Phật, người ta gọi mọi việc ở đời đều cần phải có Duyên. Như đức Phật dạy, nếu ta mở cửa nhìn thấy cái cây ở ngoài sân, tức là: phải có cái cây, phải có mắt ta, nhưng cửa phải mở thì ta mới thấy, nhưng cửa mở mà bên ngoài tối đen ta cũng không thấy nên cần phải có ánh sáng, rồi còn phải có cơ hội, có nhân duyên để đến ngồi trong căn phòng đó, để nhìn ra cái cây đó. Hội đủ thứ đó lại trong một không gian và trong một thời gian, ta có thể gọi là: Duyên.
Nấm mối là do một loại meo nấm thường được con mối phát tán. Đa số mọc trên chỗ đất có tổ mối. Phải đợi đúng tiết trời nóng ẩm mới mọc. Mỗi năm chỉ có một vài lần. Sáng mọc, trưa nở bung, chiều là tàn. Nhưng không phải hạt meo nào cũng có thể thành nấm. Nếu bị con mối mang sâu xuống đất cả mét thì làm sao mọc được? Thấy chưa, phải có duyên lắm cây nấm mối mới xuất hiện.
Đá cảnh cũng vậy. Phải có duyên để được phun trào lên mặt đất. Rồi có duyên nằm ở vị trí thuận lợi để được nước, nắng và gió bào mòn ra hình thù.
Còn chuyện đi tìm. Không phải ai cũng tìm được nấm. Phải đi đúng lúc tới đúng chỗ mới gặp. Nhưng cũng có khi đi đúng lúc tới đúng chỗ mà có người khác tới trước rồi thì cũng chịu. Có khi người đi qua không thấy nhưng người đi phía sau lại thấy nấm. Còn tìm đá, giống như viên đá Tề Thiên Trộm Đào, chỗ ấy đi qua đi lại nhiều lần nhưng không thấy. Một chiều nọ mình đi đến để vác một viên đá khác. Lúc cúi xuống vác lên vai bất chợt mình nhìn ngang và bắt gặp viên Tề Thiên Trộm Đào nằm chỏng chơ. Ngay khoảnh khắc ấy mình hiểu đó là viên đá hay mặc dù mới nhìn từ xa.
Tìm đá và tìm nấm cũng cần có chút kinh nghiệm và cố gắng. Nghĩa là phải Tận nhân lực rồi mới Tri thiên mệnh. Chỗ nào năm ngoái có nấm thì năm nay có thể sẽ có. Cứ việc tới đó mà tìm. Năm nay hết thì sang năm có lại. Còn tìm đá cảnh thì cũng phải đoán biết chỗ có thể có đá đẹp mà tới. Nhưng bởi vì đá đẹp phải cả trăm năm mới hình thành được nên có khác chăng nếu chỗ ấy hết đá thì có lẽ phải đợi tới … kiếp sau!
“Tìm nấm”, từ này mấy chục năm nay ở xứ Đông Nam Bộ này nghe hoài. Cứ tới đầu mùa mưa lại nghe. Nhưng năm nay mình lại thấy khác, bởi vì mình so sánh và chiêm nghiệm thêm: Tìm nấm và tìm đá có gì giống nhau và khác nhau?
Nhưng trước hết, để so sánh hai thứ “trời cho” này có lẽ phải nói đến chữ Duyên.
Trong đạo Phật, người ta gọi mọi việc ở đời đều cần phải có Duyên. Như đức Phật dạy, nếu ta mở cửa nhìn thấy cái cây ở ngoài sân, tức là: phải có cái cây, phải có mắt ta, nhưng cửa phải mở thì ta mới thấy, nhưng cửa mở mà bên ngoài tối đen ta cũng không thấy nên cần phải có ánh sáng, rồi còn phải có cơ hội, có nhân duyên để đến ngồi trong căn phòng đó, để nhìn ra cái cây đó. Hội đủ thứ đó lại trong một không gian và trong một thời gian, ta có thể gọi là: Duyên.
Nấm mối là do một loại meo nấm thường được con mối phát tán. Đa số mọc trên chỗ đất có tổ mối. Phải đợi đúng tiết trời nóng ẩm mới mọc. Mỗi năm chỉ có một vài lần. Sáng mọc, trưa nở bung, chiều là tàn. Nhưng không phải hạt meo nào cũng có thể thành nấm. Nếu bị con mối mang sâu xuống đất cả mét thì làm sao mọc được? Thấy chưa, phải có duyên lắm cây nấm mối mới xuất hiện.
Đá cảnh cũng vậy. Phải có duyên để được phun trào lên mặt đất. Rồi có duyên nằm ở vị trí thuận lợi để được nước, nắng và gió bào mòn ra hình thù.
Còn chuyện đi tìm. Không phải ai cũng tìm được nấm. Phải đi đúng lúc tới đúng chỗ mới gặp. Nhưng cũng có khi đi đúng lúc tới đúng chỗ mà có người khác tới trước rồi thì cũng chịu. Có khi người đi qua không thấy nhưng người đi phía sau lại thấy nấm. Còn tìm đá, giống như viên đá Tề Thiên Trộm Đào, chỗ ấy đi qua đi lại nhiều lần nhưng không thấy. Một chiều nọ mình đi đến để vác một viên đá khác. Lúc cúi xuống vác lên vai bất chợt mình nhìn ngang và bắt gặp viên Tề Thiên Trộm Đào nằm chỏng chơ. Ngay khoảnh khắc ấy mình hiểu đó là viên đá hay mặc dù mới nhìn từ xa.
Tìm đá và tìm nấm cũng cần có chút kinh nghiệm và cố gắng. Nghĩa là phải Tận nhân lực rồi mới Tri thiên mệnh. Chỗ nào năm ngoái có nấm thì năm nay có thể sẽ có. Cứ việc tới đó mà tìm. Năm nay hết thì sang năm có lại. Còn tìm đá cảnh thì cũng phải đoán biết chỗ có thể có đá đẹp mà tới. Nhưng bởi vì đá đẹp phải cả trăm năm mới hình thành được nên có khác chăng nếu chỗ ấy hết đá thì có lẽ phải đợi tới … kiếp sau!
0 nhận xét: