“Hãy trồng một cái cây. Sẽ có ngày con hái quả. Nếu không có quả thì ít ra con cũng được hưởng chút bóng mát”
Đó là lời khuyên của một bà lão bán quán nước mía ven đường khi một lần nọ trên hành trình lãng du gã ghé vào nghỉ chân. Lúc đó tâm gã còn rất động, mông lung, mâu thuẫn bởi mớ kiến thức vừa rời ghế trường đại học nên gã chỉ nhớ lấy chứ không kịp hiểu. Nhưng chục năm sau lời nói đó đã trở thành một triết lý sống mà gã tự đặt tên là Triết lý Tán cây.
Dĩ nhiên ý bà lão muốn nói đến những thứ sâu xa cao cả hơn là chuyện cây, quả và bóng mát. Ý bà muốn nói đến việc hỉ xả, từ thiện, làm việc phước.
Theo quan niệm Phật giáo, con người không chỉ sống một lần mà trải qua vô lượng kiếp luân hồi. Mỗi lời nói, hành động, ý nghĩ của mỗi người đều tạo nên một Nghiệp (karma) cho người ấy. Tùy theo nghiệp lành hay dữ ở vô lượng kiếp trước mà kiếp này ta gặp phước hay họa. Muốn tạm lánh nghiệp dữ cũng như tạo phước cho kiếp sau ta nên phát tâm giúp người trong khả năng của mình. Việc này cũng như trồng cây lành. Có thể kiếp này ta chưa trả được nghiệp nhưng hậu quả cũng nhẹ nhàng bớt, giống như không được hái quả nhưng cũng có chút bóng mát.
Triết lý Tán cây của gã là vậy. Làm được việc gì tốt cho người khác trong khả năng là gã sẽ làm.
Và một viên đá dáng tán cây cũng là thông điệp mà gã muốn gửi đến mọi người.
("Tán cây này cũng rất nặng, gã cùng một thanh niên nữa dùng cây đòn gánh mới đưa từ trên núi xuống nổi)
Đó là lời khuyên của một bà lão bán quán nước mía ven đường khi một lần nọ trên hành trình lãng du gã ghé vào nghỉ chân. Lúc đó tâm gã còn rất động, mông lung, mâu thuẫn bởi mớ kiến thức vừa rời ghế trường đại học nên gã chỉ nhớ lấy chứ không kịp hiểu. Nhưng chục năm sau lời nói đó đã trở thành một triết lý sống mà gã tự đặt tên là Triết lý Tán cây.
Dĩ nhiên ý bà lão muốn nói đến những thứ sâu xa cao cả hơn là chuyện cây, quả và bóng mát. Ý bà muốn nói đến việc hỉ xả, từ thiện, làm việc phước.
Theo quan niệm Phật giáo, con người không chỉ sống một lần mà trải qua vô lượng kiếp luân hồi. Mỗi lời nói, hành động, ý nghĩ của mỗi người đều tạo nên một Nghiệp (karma) cho người ấy. Tùy theo nghiệp lành hay dữ ở vô lượng kiếp trước mà kiếp này ta gặp phước hay họa. Muốn tạm lánh nghiệp dữ cũng như tạo phước cho kiếp sau ta nên phát tâm giúp người trong khả năng của mình. Việc này cũng như trồng cây lành. Có thể kiếp này ta chưa trả được nghiệp nhưng hậu quả cũng nhẹ nhàng bớt, giống như không được hái quả nhưng cũng có chút bóng mát.
Triết lý Tán cây của gã là vậy. Làm được việc gì tốt cho người khác trong khả năng là gã sẽ làm.
Và một viên đá dáng tán cây cũng là thông điệp mà gã muốn gửi đến mọi người.
("Tán cây này cũng rất nặng, gã cùng một thanh niên nữa dùng cây đòn gánh mới đưa từ trên núi xuống nổi)
Cũng bởi triết lý tán cây chứa trong đá mà anh nên mới nặng như vậy.
Trả lờiXóa:)
Nói như Tử nếu triết lý nằm ở một cô gái chắc phải cưới về luôn. HHHH...
Trả lờiXóaĐương nhiên rồi anh.
Trả lờiXóa